Luật công bằng tài chính là gì? Luật cân bằng tài chính FIFA li� …

Luật công bằng tài chính là gì? Hay luật cân bằng tài chính FIFA là gì?

Nhắc tới bóng đá, thì luật cân bằng tài chính Fifa hay luật công bằng tài chính, đó là một những lí do khiến nhiều câu lạc bộ bị UEFA xử phat, nhưng lại có một số câu lạc bộ chi tiêu quá về số tiền quy định của UEFA lại không bị phạt. Cụ thể, là câu lạc bộ Manchester City đã bị cáo buộc vì điều luật cân bằng tài chisnh, hay Chelsea mua tới 14 cầu thủ trong một mùa giải lại không có vấn đề gì? Vậy luật công bằng tài chính là gì? Tại sao các giải Vô địch Quốc gia châu Âu họ lại đau đầu vì điều luật cân bằng tài chính của Fifa đưa ra? Hãy tìm hiểu cùng Seriea.biz ngay trong bài viết này nhé.

Luật công bằng tài chính là gì? Hay luật cân bằng tài chính FIFA là gì?

Có thể nói rằng, trong thời đại bóng đá hiện đại ngày nay, luật công bằng tài chính đã nổi lên như cồn nhằm cân bằng tài tính và đảm tính công bằng trong việc quản lý tài lý tài chính của các câu lạc bộ tại châu Âu. Vậy mọi người đang thắc mắc “Luật công bằng tài chính là gì?” hay luật cân bằng tài chính FIFA được hiểu như thế nào?

Định nghĩa luật công bằng tài chính

Luật cần bằng tài chính, hay còn gọi theo tiếng Anh là Financial Fair Play (FFP), nó được hiểu là một quy tắc được Liên đoàn bòng đá châu Âu (Viết tắt: UEFA) đưa ra được áp dụng từ năm 2011 nhằm, giám sát và kiểm soát việc quản lý tài chính của các câu lạc bộ tham gia các giải đấu châu Âu cụ thể là thuộc Liên đoàn UEFA quản lý.

Được biết mục tiêu chính của luật cân bằng tài chính FIFA này là đảm bảo sự cân bằng tài chính giữa các câu lạc bộ, tránh tình trạng thiếu đi sự công bằng vì đơn giản những câu lạc bộ giàu có và có quyền lực về tài chính sẽ áp đảo về số cầu thủ thi đấu.

Luật công bằng tài chính là gì? Luật cân bằng tài chính FIFA liệu có công bằng?
Luật công bằng tài chính là gì? Hay luật cân bằng tài chính FIFA là gì?

Điều khoản luật công bằng tài chính bao gồm:

  • Bắt buộc các câu lạc bộ phải công khai về tài chính, các hoạt động trên thị trường chuyển nhượng (TTCN), tiền hoa hồng, lót tay….
  • Nếu CLB nào lỗ hơn 100 triệu Euro sẽ bị UEFA đặt vào tình trạng báo động. Điều này phản ánh rằng các CLB phải đảm bảo tài chính của mình.
  • Thực hiện phạt nhanh chóng.

Một điều đăc biệt là UEFA quyết định và thay đổi một số về luật FFP là giới hạn các chi phí liên quan đến các hoạt động của các câu lạc bộ, được áp dụng từ ngày 07 tháng 04 năm 2022. Tổng chi phí bao gồm cả lương, chuyển nhượng và cả hoa hồng cho người đại diện của cầu thủ và tất nhiên là không được vượt quá 70% doanh thu của mùa giải đó.

Việc này nhằm ngăn chặn các câu lạc bộ tiêu quá nhiều tiền vào TTCN chiêu mộ và trả lương các cầu thủ, điều này tạo ra một môi trường bóng đá công bằng và cân đối nhất cho tất cả các câu lạc bộ tại các giải VĐQG châu Âu thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA).

Tác dụng của luật cân bằng tài chính FIFA

Tác dụng của luật công bằng tài chính là tạo nên môi trường bóng đá công bằng và cạnh tranh sòng phẳng cho tất cả các câu lạc bộ tham gia tại giả đấu châu Âu. Bằng cách giới hạn tài chính này, sẽ giúp các câu lạc bộ không thể chi tiêu vượt quá doanh thu của mình.

Luật được đưa ra nhằm ngăn chặn các câu lạc bộ sử dụng nguồn lực tài chính không bền vững để mua sắm cầu thủ vô tội vạ và tạo ra sự chênh lệch không lành mạnh giữa các đội bóng khác cùng thi đấu tại giải VĐQG châu Âu.

Hình thức sử phạt của luật công bằng tài chính

Để cá câu lạc bộ tuân thủ về luật cân bằng tài chính, thì UEFA đã thiết lập một số biện pháp xử phạt đối với các câu lạc bộ vi phạm. Mà được biết, một khi đã vi phạm thì các câu lạc nhận lại một kết cục khá đau đớn bao gồm:

  • Họ sẽ bị cấm tham gia các giải đấu châu Âu,
  • Giảm số lượng cầu thủ đăng ký
  • Giới hạn lương cầu thủ trong đội hình của mình.
  • Ngoài ra, các câu lạc bộ còn bị hạn chế rất nhiều đến việc chi tiêu trên TTCN.
Hình thức sử phạt của luật công bằng tài chính
Hình thức sử phạt của luật công bằng tài chính

Những hạn chế của luật công bằng tài chính trong bóng đá

Mặc dù luật công bằng tài chính được đưa ra đã có những tác động tích cực trong việc cân bằng tài chính và giảm bớt đi sự chênh lệch cầu thủ của các đội bóng, nhưng lại không tránh được một số những hạn chế đặc biệt như:

  • Các câu lạc bộ giàu có vẫn tận dụng được các hợp đồng thương mại và quảng cáo nhằm tăng doanh thu, giúp cho họ chi tiêu lớn hơn mà không sợ bị UEFA phạt.

Chính vì điều này đã làm mất đi tính công bằng của luật cân bằng tài chính trong mắt một số người.

Luật cân bằng tài chính FIFA liệu có công bằng?

Có thể nói rằng luật công bằng tài chính của UEFA có thực sự công bằng hay không thì Bóng đá Ý sẽ đưa ra những trường hợp vi phạm và lách luật cân bằng tài chính của 5 giải đấu hàng đầu châu Âu để các bạn hiểu thêm cũng như đánh giá về luật công bằng tài chính trong bóng đá của FIFA nhé.

Luật cân bằng tài chính FIFA liệu có công bằng?
Luật cân bằng tài chính FIFA liệu có công bằng?

Luật công bằng tài chính Premier League – NHA

Từ lúc luật cân bằng tài chính được ra đời và áp dụng vào bóng đá thì giải bóng đá Ngoại hạng Anh cũng đã bị cáo buộc bởi FIFA về việc không tuân thủ luật công bằng tài chính mà UEFA đã đưa ra. Cụ thể một số câu lạc bộ đã bị cáo buộc như: Manchester City, Everton, nhưng lại có một câu lạc bộ khác là Chelsea khi họ mua tới 14 cầu thủ trong một mùa giải lại không bị phạt hay bị cáo buộc. Vậy nguyên nhân là do đâu? hãy tìm hiểu tiếp bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân Manchester Cty bị phạt về luật công bằng tài chính?

Lý do mà câu lạc bộ Man City đã bị UEFA cáo buộc và phạt vì vi phạm luật cân bằng tài chính của FIFA, là do việc vi phạm các quy định về quản lý tài chính của câu lạc bộ. Chính vì sự việc này đã để lại một hậu quả đáng kể dành cho The Citizens khi bị UEFA đưa ra những hình thức sử phạt nghiêm khắc và được áp dụng với Man City.

Luật công bằng tài chính Premier League - NHA
Nguyên nhân Manchester Cty bị phạt về luật công bằng tài chính?

Lý do Man City bị phạt

Năm 2014, UEFA đã điều tra ra được rằng, Manchester City đã vi phạm luật công bằng tài chính bằng những cách không tuân thủ những quy định về việc giới hạn chi tiêu đã vượt quá doanh thu của đội. Luật FFP đã đưa ra rằng, các câu lạc bộ không được chi tiêu vượt quá số tiền đã quy định so với số tiền doanh thu hợp lệ mà họ thu được từ các hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định.

Hình thức UEFA phạt Man City

Sau khi mà UEFA đã hoàn tất việc điều tra, UEFA đã quyết định sử dụng một số biện pháp trừng phạt với Manchester City bao gồm:

  • Phạt 48,8 triệu bảng Anh, trong đó 16,3 triệu bảng được hoãn nếu CLB đáp ứng các điều kiện về tài chính.
  • Giới hạn chi tiêu trên thị trường chuyển nhượng là 48,8 triệu bảng.
  • Cấm tăng quỹ lương trong mùa giải tới
  • Giới hạn số cầu thủ đăng ký thi đấu tại Champions League từ 25 xuống còn 21 cầu thủ.

Án phạt này của UEFA đã ảnh hưởng không nhỏ đến CLB Man City. Họ bị ảnh hưởng tiêu cực lên các nguồn doanh thu như tài trợ, quảng cáo, và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực tài chính của CLB về sau. Trên thị trường chuyển nhượng họ khó đem về nững cầu thủ chất lượng.

Tại sao Chelsea chi khủng mà không bị UEFA phạt?

Một câu lạc bộ khác ở Premier League chính là CLB Chelsea, họ chi tới gàn 300 triệu bảng để chiêu mộ 14 cầu thủ tại mùa giải 2022/23, trong đó nổi bật nhất là tiền về Enzo Fernandez đến từ CLB Benfica có tổng giá trị lên đến 106,8 triệu bảng, nhưng Chelsea lại không hề bị UEFA sờ gáy? Lí do là ở đâu liệu họ có tuân thủ Luật công bằng tài chính hay không?

Tại sao Chelsea chi khủng mà không bị UEFA phạt?
Tại sao Chelsea chi khủng mà không bị UEFA phạt?

Đây là lý do mà tỉ phú Todd Boehly đã lach luật cân bằng tài chính FIFA thành công:

  • Trong quy định mới tại Ngoại hạng Anh đã cho phép Chelsea lỗ tối đa 35 triệu bảng Anh, tương đương với 40 triệu USD vì lý do các đội đã phải chịu ảnh hưởng của Covid-19.
  • Chelsea đã bắt đầu mùa giải này với con số nợ bằng 0 vì đã đổi chủ ở cuối mùa giải trước với trị giá gần 5 tỷ USD. Chelsea đã cụ thể hóa và xóa bỏ toàn bộ các khoản mợ mà họ có trong gần 20 năm thời tỷ phú Nga quản lý. Chính vì điều này đã cho phép Chelsea có nhiều lợn thế trong việc chi tiêu bạo tay của mình.
  • Hoạch toán chi phí của từng tân binh trong nhiều năm hợp đồng thay vì tính tổng chi phí ban đầu mà họ bỏ ra. Khi chia ra, số tiền chi tiêu có lơn đi chăng nữa, nhưng ngược lại chi phí hoạch toán trong sổ sách lại không cao.
  • Chelsea đã bán rất nhiều cầu thủ như Timo Werner và Emerson. Chình vì thế mà họ đã cân bằng được sổ sách vì bán cầu thủ đi, giúp cho câu lạc bộ có thêm một nguồn thu để hỗi trợ việc chi cho tân binh mới.
  • Sau dịch Covid-19 doanh thu của Chelsea đã tăng lên trên dưới 577 triệu USD vì các đơn vị truyền thông cũng như đối tác đã quay chở lại sân vận động Stamford Bridge.

Đó là những lý do tại sao mà Chelsea lại không hệ bị UEFA sờ gáy vì luật công bằng tài chính.

Chưa hết, một câu lạc bộ nữa đang thi đấu tại giải Ngoại hạng Anh là Everton cũng đã bị cáo buộc về vi phạm luật công bằng tài chính FFP. Khi đó họ phải nhận án phạt từ UEFA là trừ 10 điểm trên bxh Anh, khiến họ tụt xuống vị trí thứ 19 trên bxh NHA.

Nhưng hệ lụy của nó có vẻ như không dừng lại ở đó. Everton cũng cho rằng không có bất kỳ tình tiết nào không minh bạch trong việc cung cấp những thông tin cho giải đấu cao nhất nức Anh, đặc biệt là vấn đề tài chính. Nhưng cuối cùng họ vẫn phải chấm nhận án phạt này do FIFA đề ra.

Luật công bằng tài chính Serie A

Một giải đấu khác cũng tương tự, họ cũng đã rất đau đầu về việc UEFA thay đổi luật công bằng tài chính và những quy định mới vừa được thông qua vài ngày, và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiềm lực cạnh tranh của các đội bóng tại giải VĐQG Ý so với các nền bóng đá hàng đầu khác.

Qua đó UEFA đã công bố và thông qua một số quy định mới cho luật cân bằng tài chính FIFA là chi tiêu của các CLB không được vượt quá 70% thu nhập. Trong đó, chi phí này bao gồm cả tiền lương lẫn khấu hao phí chuyển nhượng và có thể là cả chi phí khi các đội ký kết gia hạn hợp đồng với cầu thủ của họ.

Luật công bằng tài chính Serie A
Luật công bằng tài chính Serie A

Một điều đáng lo ngại là tại Serie A Italia, thì đa số các CLB nếu chỉ tính riêng tiền lương, đã chiếm gần nửa số doanh thu. Cụ thể, CLB Juventus, trong năm 2020/21, có tổng số doanh thu là 437,6 triệu euro, nhưng trong khi đó quỹ lương của họ đã chiếm 236 triệu euro, còn chưa bao gồm những chi phí hoạt động khác.

Đã có một số tờ báo của Ý đã lên tiếng chỉ trích UEFA là họ đang bảo vệ các đội bóng giàu có ở Anh và không khuyến khích cho sự phát triển ở cái giải đấu khác. Đây được coi là “cuộc thảm sát với người Ý” tại thời điểm này.

Luật công bằng tài chính PSG

Một câu lạc bộ khác tại giải VĐQG Pháp là PSG họ cũng đã lĩnh án phạt được coi là nặng nhất từ phía UEFA khi họ thông báo lệnh trừng phạt với 8 CLB vi phạm về luật công bằng tài chính trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021.

Qua đó UEFA đã ra quyết định phạt tới 8 câu lạc bộ bao gồm: PSG, Juventus, AC Milan, AS Monaco, AS Roma, Besiktas, Inter Milan và Marseille. Trong số đó PSG là đội bị phạt nặng nhất với 65 triệu euro còn lại là những số tiền từ 35 triệu Euro đổ lại.

Luật công bằng tài chính PSG
Luật công bằng tài chính PSG

Trong khi đó cơ quan kiểm soát tài chính các câu lạc bộ tại châu Âu (ICFC) cũng gửi cho hai đội bóng đến từ Ligue 1 là PSG và Marseille một bản thỏa thuận dàn xếp, Nếu như trong 3 mùa giải tiếp theo mà 2 đội bóng này không cân bằng được tài chính, thì họ sẽ phải nhận một án phạt cực kì nặng là không được tham gia vào giải đấu danh giá nhất châu Âu là Champions League.

Luật công bằng tài chính La Liga

Một giải đấu với hàng loạt những ngôi sao, nhưng luật công bằng tài chính không chừa một ai, CLB được réo tên lần này là Barcelona, khi họ đã vi phạm luật công bằng tài chính La Liga đề ra. Nhưng Barcelona đã phớt lờ cảnh báo được đưa ra do La Liga gửi.

Luật công bằng tài chính La Liga
Luật công bằng tài chính La Liga

Cụ thể, họ đã phải chi ra số tiền 800.000 Euro vì vi phạm các quy tắc về luật cân bằng tài chính FIFA ở mùa giải 2021/22. Án phạt tiếp theo mà Barca phải gánh là vị chiêu mộ Andreas Christensen, vì lý do bản hợp đồng này được coi là ở mùa giải trước, do vậy CLB cũng đã phải nhận án phạt.

Tổng kết

Như vậy, qua những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì? Nhờ luật này mà UEFA đã ngăn chặn được tình trạng các tài phiệt “bơm tiền” vào đội bóng làm mất cân bằng, tieu biểu như việc phạt Manchester City. Tuy nhiên FFP vẫn còn những lỗ hổng cần được UEFA thắt chặt để tránh tình trạng lách luật như CLB Chelsea.